Nghi thức tâm linh Kun Khmer

Một chiến binh quỳ gối trong một nghi lễ cầu nguyện được gọi là Thvai-bong-kum-kru hoặc Kun-kru. Nghi thức này được sử dụng trước khi chiến đấu.
Âm nhạc của Kun Khmer
Âm nhạc Khmer truyền thống được chơi trước trận đấu Kun Khmer.

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Vào thời xa xưa, người Khmer cổ sẽ làm nghi lễ cầu nguyện trước khi ra chiến trường hoặc chiến tranh. Vào đầu mỗi trận đấu, các võ sĩ thực hành nghi thức cầu nguyện được gọi là Thvai-bong-kum-kru hoặc Kun-kru [33]. Có nhiều biến thể khác nhau của nghi lễ Thvai-bong-kum-kru với các tên gọi khác nhau, chẳng hạn như "Hanuman bắt cầu cho nàng Sida".

Hầu hết đều dựa trên các nhân vật chính trong sử thi Reamker và tin rằng đã xảy ra khi Campuchia có niềm tin mạnh mẽ vào Ấn Độ giáo. Nghi thức cầu nguyện (tưởng nhớ) ân đức tổ sư trước khi thi đấu cũng có tác dụng làm ấm cơ và tăng lưu lượng máu. Nghi thức cầu nguyện tại vòng sơ loại của trận đấu Kun Khmer được coi là một điệu nhảy thực sự. Âm nhạc truyền thống Campuchia biểu diễn với các nhạc cụ như sampho (một loại trống), sralai-klang-khek (oboe), chúng được hòa tấu trong trận đấu. Âm nhạc của Kun Khmer được gọi là Vong-phleng-pradal hoặc Vong-phleng-klang-khek. Âm nhạc được tạo thành từ hai phần. Phần đầu tiên dành cho tổ sư của võ sĩ, trong khi phần thứ hai là âm nhạc chiến đấu. Phần đầu tưởng nhớ đến ân đức tổ sư giúp võ sĩ tập trung tinh thần và tự tin hơn. Phần đầu tiên của bản nhạc được chơi chậm theo phong cách rubato. Giai điệu được hòa tấu bởi sra-lai (oboe) và sampho (trống) đánh vào những điểm quan trọng của giai điệu. Phần thứ hai là nhạc chiến đấu được hòa tấu nhanh hơn nhiều. Âm nhạc tăng tốc theo tiến trình của các hiệp. Nó dừng lại ở cuối hiệp hoặc khi ai đó bị loại. Khi trận đấu đang sôi nổi, khán giả vỗ tay theo nhịp của sampho (trống).

Căn cứ vào tài liệu có​ hơn 17 biến thể [34] khác nhau của nghi lễ Thvai-bong-kum-kru:

  1. Tiên nữ Mekala vạc đám mây (Tevada Mekala phát-po-póc) [35]
  2. Thỏ Ngọc vui đùa với Hằng Nga (Ton-sai paleng prắc-chan)
  3. Krud [chim thần] săn bắt rồng (Krut chhok neak)
  4. Thần điêu hiện phép thần thông (Ân-tri som-đêng-rith) [36]
  5. Proleak thắt giới Sima (Pro-leak pot-xây-ma)
  6. Preah Ream bắn cung tên (Prắc Riem thleng-xo) [37]
  7. Thiếu nữ cấm túc hoặc thiếu nữ trang điểm (Kro-mom chol-ma-lúp hoặc Kro-mom têng-kloun) [38][39]
  8. Thần Reahu bắt Hằng Nga (Reahu cháp-chăn)
  9. Nông dân làm ruộng (Ka-se-kor tvơ srê)
  10. Thần Naga tha viên Ngọc Bích hoặc Thần Naga đùa giỡn với viên Ngọc Bích (Naga pom-keo hoặc Naga pro-lêng-keo)
  11. Thần Naga vui đùa với nước (Naga lêng tức)
  12. Thần Narai hiện phép thần thông (Prắc Narai som-đêng-rith)
  13. Tưởng nhớ ơn sư tổ (Rom-lức kun-kru)
  14. Bò Topi đùa giỡn sừng (To-phi leng snêng)
  15. Bò Topi hiện phép thần thông (To-phi som-đêng-rith)
  16. Thần Prum bốn mặt (Prum muk-buôn)
  17. Thần Hanuman hiện phép thần thông (Hanuman som-đêng-rith)
  18. Chúa Naga phun nộc độc (Naka Reach prous pứ) [40]
  19. Chằn Krong Mea hiện phép thần thông (Krong Mea som-đêng-rith) [41]